SaiGonNhoWeekly
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Rửa chân cho lòng yêu thương và biết ơn!

Go down

Rửa chân cho lòng yêu thương và biết ơn!  Empty Rửa chân cho lòng yêu thương và biết ơn!

Post by Admin Tue Feb 14, 2017 6:59 pm

Rửa chân cho lòng yêu thương và biết ơn!  Ruacha10
Ứng cử viên Tổng thống Nam Hàn rửa chân cho một phụ nữ Việt Nam lấy chồng ở xứ Bà (hình:QQ, Yonhap.)


Một bức ảnh cũ chụp ngày 10 tháng Tư, 2012 vừa được đăng lại trên báo chí Việt Nam, ghi lại hình ảnh của ứng cử viên Tổng thống Nam Hàn đến tham dự lễ Senzoku tại thành phố Ulsan và rửa chân cho một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc đã làm cho nhiều người xúc động. Trong buổi lễ này, bà Park Geun-hye cùng với các viên chức của đảng rửa chân cho các cử tri thể hiện cho tinh thần phục vụ nhân dân.

Rửa chân cho lòng yêu thương và biết ơn!  Ruacha10
Ứng cử viên Tổng thống Nam Hàn rửa chân cho một phụ nữ Việt Nam lấy chồng ở xứ Bà (hình:QQ, Yonhap.)

Trong lịch sử Thiên Chúa Giáo, lễ rửa chân vào ngày thứ Năm trước lễ Phục Sinh là một truyền thống của đạo Cơ Đốc, bắt nguồn từ thời Chúa Jesus. Trong ngày lễ, Giáo hoàng sẽ rửa và hôn lên chân của 12 người để tái hiện một hình ảnh miêu tả trong Kinh Thánh, về hành động đầy nhún nhường của Chúa Giêsu đối với 12 tông đồ trong đêm cuối cùng trước khi Chúa bị đóng đinh.
Lần này buổi lễ rửa chân được tổ chức trong trại giam Casal del Marmo tại Rome đích thân Giáo hoàng Francis rửa chân cho tù nhân tuổi từ 14 đến 21, trong đó có hai nữ phạm nhân. Trước đó, chưa từng có Giáo hoàng nào rửa chân cho phụ nữ.
Rửa chân là bổn phận phục vụ và là công việc của tôi tớ hoặc nô lệ ngày xưa, tôi tớ phải rửa chân cho chủ. Chúa Giêsu đã hạ mình để làm việc của tôi tớ mà rửa chân cho người khác, và Ngài khiêm nhường nhận mình là “tôi tớ của các tôi tớ.”
Rửa chân của người trên đối với kẻ dưới có nghĩa là yêu thương, khiêm nhường, phục vụ và tha thứ, nhưng ngưới dưới rửa chân người trên như là với các bậc sinh thành mang ý nghĩa của việc báo hiếu, mang ơn.

Rửa chân cho lòng yêu thương và biết ơn!  Ruacha13
Lễ Rửa chân cho cha mẹ ở Trung Quốc (hình: Vnexpress.)

Ngày “Song Thân” 8 tháng Năm, 2014 tại Nam Hàn, 150 học sinh trường cấp ba Dongsan ở Daejeon đã mời cha mẹ mình đến trường, tổ chức lễ rửa chân để cảm ơn đấng sinh thành. Ngày Mother Day và Father Day tuy xuất phát từ Mỹ, nhưng Nam Hàn đã quy định là một trong các ngày lễ của dân tộc. Các học sinh quỳ lạy cha, mẹ một lạy để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục, trước khi dùng khăn sạch nhúng nước để rửa chân cho cha mẹ mình.
Trường thực nghiệm Kiên Trung, thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc năm ngoái cũng đã tổ chức lễ rửa chân cho bố mẹ, ông bà của 250 học sinh khiến nhiều người rơi lệ với hành động quỳ gối lau, rửa chân.

Rửa chân cho lòng yêu thương và biết ơn!  Ruacha11
Rửa chân cho mẹ ở Nam Hàn(hình: Zing.vn)

Đây là một hoạt động ý nghĩa được nhà trường tổ chức để dạy học sinh về lòng hiếu thảo và cũng là dịp để các học sinh thể hiện tình yêu với cha mẹ. Những hoạt động như thế này còn giúp thắt chặt mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Các bậc cha mẹ không giấu được niềm hạnh phúc và xúc động khi cảm nhận được tình yêu thương của con cái, nhiều bậc cha mẹ đã cảm động đến ứa lệ.
Nhiều địa phương Việt Nam đã tổ chức những buổi lễ rửa chân cho cha mẹ, không phải dành cho các học sinh nhỏ tuổi mà để cho các con cái đã lớn, có con, cháu. Vào lễ Vu Lan năm 2015, tại chùa An Đức, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương, nhà chùa phối hợp cùng các sinh viên Trường Đại Học Văn hóa đã tổ chức lễ rửa chân báo hiếu cha mẹ, là các cụ cao tuổi trong làng. 55 cụ từ 60 tuổi trở lên đã được con, cháu thực hiện nghi lễ rửa chân, tay báo hiếu công ơn sinh thành, nuôi dưỡng.

Rửa chân cho lòng yêu thương và biết ơn!  Ruacha12
Rửa chân và mang vớ cho Mẹ. (hình: Vnexpress.)

Con cái, có người tóc đã bạc tự mình đun nước ấm, chuẩn bị khăn lau, tất ấm, quỳ xuống lạy cha, mẹ mình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục. Họ quỳ xuống kính cẩn rửa chân, tay, lau khô, rồi mang tất ấm cho cha, mẹ mình. Có những người con năm nay đã gần 50 tuổi, có lẽ từ xưa đến nay ít khi có cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn và kính mến của một đứa con, lần đầu được làm lễ rửa chân, tay cho cha, mẹ đã xúc động rơi nước mắt. Nếu bậc cha, mẹ nào có con đi làm ở xa thì con dâu, con rễ, hoặc cháu nội, cháu ngoại sẽ rửa chân, tay báo hiếu.
Nhiều đứa con tuy vẫn hiếu thảo với cha mẹ hằng ngày, vẫn thường xuyên lo toan, chăm sóc cơm nước, giặt giũ quần áo cho mẹ, lo phụng dưỡng cho cha mẹ khi ốm đau, nhưng có bao giờ cầm lấy bàn tay nhăn nheo của mẹ, bàn chân thô tháp của cha, để thấy rằng ngày xưa cha mẹ đã cực khổ, nuôi con vất vả là dường nào.
Đối với cha mẹ, nhiều lúc không để ý đến công việc hàng ngày của con, nhưng nay thấy cảnh con quỳ xuống rửa chân cho mình để tỏ lòng thương yêu, biết ơn cũng chảy hai hàng nước mắt.
Ở thủ đô Hán Thành (Nam Hàn) cũng đã có tổ chức nhiều lần lễ rửa chân cho vợ để thể hiện tình yêu, thu hút nhiều cặp vợ chồng già, trẻ. Không những chỉ rửa chân cho vợ, nhiều người còn quỳ xuống, hôn vào chân vợ trong sự cổ vũ nồng nhiệt của nhiều người đang đứng bao vây xung quanh.

Còn đối với bạn, người bạn cựu tù chính trị của tôi, dù bạn đến Mỹ theo diện H.O., vượt biển hay đi đoàn tụ gia đình, bạn nghĩ sao về tục lệ và ý nghĩa của việc rửa chân này. Có lẽ một lúc nào đó, bạn nên cúi mình xuống rửa và hôn lên đôi chân già nua của vợ mình.
Đôi chân đó đã già đi cùng năm tháng, nhất là thời gian mà bạn đang còn nằm trong nhà tù, cả bạn cũng như người đàn bà yêu thương bạn, cả hai đều không biết ngày nào bạn được ra tù. Đôi chân đó đã sạm đen vì cát bụi đường xa với những chuỗi ngày gồng gánh nuôi con, thờ phụng tứ thân phụ mẫu, và thăm nuôi người tù. Đôi chân đó có thể đã nứt nẻ với những con đường đá sỏi, một mùa hè nào đó, người đàn bà đã vượt suối, qua đồng, đường xa vạn dặm, vượt bao nhiêu khó khăn để mang chút quà thăm nuôi, và nhất là một niềm tin đến cho bạn đang đầy nỗi tuyệt vọng.
Có lẽ những hội tù chính trị, những anh em gọi là H.O., nếu có dịp nên tổ chức những buổi lễ rửa chân cho người “vợ tù cải tạo” để nêu lên chút ý nghĩ thương yêu và biết ơn người bạn đời đã đi với chúng ta qua những đoạn đường gian khổ.
Và chúng ta cũng không nên chờ đợi nữa, vì thời gian không cho phép, tất cả đều đã đi vào tuổi xế chiều.
(2/16)

Huy Phương

Admin
Admin

Posts : 49
Join date : 2017-02-14

https://sgnnews.board-directory.net

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum