SaiGonNhoWeekly
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

“Quả bóng” luật biểu tình đang trong chân ai?

Go down

“Quả bóng” luật biểu tình đang trong chân ai? Empty “Quả bóng” luật biểu tình đang trong chân ai?

Post by Admin Tue Feb 14, 2017 6:08 pm

“Quả bóng” luật biểu tình đang trong chân ai? Bieu-t10

Đôi lời: Ở Mỹ, người dân đã có quyền biểu tình từ 225 năm trước. Quyền biểu tình của người dân Mỹ đã được quy định trong Hiến pháp, tại tu chính án số 1 và tu chính án này có hiệu lực từ 15-12-1791. Ngoài quyền biểu tình được quy định trong hiến pháp, người dân Mỹ không cần phải có luật biểu tình.

Khi biểu tình trong ôn hòa, dân Mỹ muốn xuống đường bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, miễn là không làm cản trở sự lưu thông, đi lại của mọi người, không cần cảnh sát giúp đỡ… Còn biểu tình với số lượng đông người, có thể gây cản trở lưu thông, cần cảnh sát giúp giữ trật tự, thì những người tổ chức biểu tình cần xin phép của thành phố, để thành phố điều cảnh sát tới giúp đỡ họ. Nếu biểu tình trong ôn hòa, không cần sự giúp đỡ của cảnh sát, dân Mỹ có thể biểu tình bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà không cần phải xin phép bất kỳ ai. Dân chủ ở xứ “giãy chết” là thế!

Bẵng đi khá lâu, vừa qua tết con khỉ được mấy ngày, người ta thấy trên báo nhà nước nhan nhản tin liên quan đến Luật biểu tình. Báo GDVN có bài: “ĐB Nguyễn Kim Thoa: “Bộ Quốc phòng (QP) nhận thức không đúng về Luật biểu tình”. Báo Người Lao Động nở rộ tin, bài liên quan tới Luật biểu tình.

Bài “Chủ tịch Quốc hội: “Xin lùi Luật biểu tình là thiếu nghiêm túc”, được xếp hàng đầu. Hàng loạt bài tiếp theo: “Chính phủ sắp trình Dự thảo Luật biểu tình”; “Bộ công an đề xuất hoãn xin ý kiến Quốc hội về Luật biểu tình”; “Lùi thời gian trình Luật biểu tình”; “ĐB Hoàng Hữu Phước từ phản đối quay sang ủng hộ Luật biểu tình”…

Lục lại những bài viết từ 2 năm trước (từ tháng 5 đến tháng 10/2014) liên quan tới Luật biểu tình: “Nhu cầu cần có Luật biểu tình ngày càng cấp bách”; “Quốc hội sẽ thông qua Luật biểu tình vào năm 2015”; “Quốc hội tính thúc đẩy sớm Luật biểu tình”; “Quốc hội khóa 13 rất vinh dự nếu trả nợ được Luật biểu tình”; “Để trả món nợ biểu tình cho dân”; “Khẩn trương ban hành Luật biểu tình”;… rồi: “Thủ tướng chỉ cho phép lùi thời điểm trình dự án Luật biểu tình”; “Chính phủ đề nghị hoãn trình Luật biểu tình thêm một năm rưỡi”; …và: “Lại lùi Luật biểu tình sang năm 2016” .v.v…

Như vậy, chỉ cần dạo qua vài “Siêu thị” có trưng bày “mặt hàng” Luật biểu tình, khách hàng đã thấy hoa mắt, chẳng biết đâu là hàng thật, đây là hàng nhái, hàng kém chất lượng, và “hàng” có được bán, hay chỉ bày mẫu!

Từ “sớm ban hành…” đến “Khẩn trương ban hành”, và rồi kết thúc ở : “Hoãn một năm…”, cho đến “Chính thức lùi một năm rưỡi…”!

Luật biểu tình, cái gì, ở đâu?

Biểu tình là một trong những quyền căn bản của công dân ở những quốc gia có dân chủ. Biểu tình là quyền công dân được pháp luật bảo vệ. Hiến pháp (Hiến pháp) nước VNDCCH, sau này là CHXHCNVN đều quy định quyền biểu tình của công dân, bên cạnh những quyền cơ bản khác, như quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do hội họp, lập hội, tự do ngôn luận, tự do cư trú…vv… Tuy nhiên, cũng như những quyền công dân khác đã được minh định trong Hiến pháp nhưng không được thực thi, quyền biểu tình cũng chỉ được trưng bày trong Hiến pháp, từ năm 1946 (đến nay đã tròn 70 năm!)

Vào kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, TT Nguyễn Tấn Dũng không biết vì “động cơ” gì hay chỉ là cao hứng, bỗng đưa ra trình Quốc hội về quyền biểu tình, và đề nghị được luật hóa quyền công dân này. Tuy nhiên, còn nhanh hơn cả Thủ tướng – là người đề xuất, ĐB Hoàng Hữu Phước đã kịch liệt phản đối việc luật hóa quyền biểu tình của công dân với vô số lý do được viện dẫn. Một trong những lý do đó là bởi dân trí VN còn thấp nên chưa thể ban bố Luật biểu tình (!). Ông nghị này sau đó bị ném đá tơi bời. Tuy nhiên, cũng không phải hoàn toàn vô lý khi ông ta cho rằng dân trí VN còn thấp. (Cứ nhìn vào ý thức tham gia giao thông, trong giao tiếp nơi công cộng, trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội…); Nhưng vì dân trí thấp mà hoãn việc ban hành Luật biểu tình, thì cần xem xét lại.

Sau “cơn dông” đó, biển dư luận lại yên ắng. Luật biểu tình không thấy ai “xới” lên nữa. Rồi đến phiên họp thứ 9 hay thứ 10 gì đó, Luật biểu tình lại được đưa ra Quốc hội. Lần này Quốc hội là người “bác” với lý do Quốc hội còn bận (?) thảo luận nhiều luật quan trọng, trong đó có luật cho thuê ngủ ôm trong sáng, luật về ngoại tình!

Quốc hội thờ ơ với việc thông qua luật biểu tình khiến dư luận ngạc nhiên bởi biểu tình, như đã nói, là quyền cơ bản của công dân. Hơn nữa nó bị phủ rêu trong Hiến pháp mấy mươi năm rồi. Quốc hội cũng là cơ quan Dân cử, đại diện cho Dân, là tiếng nói của Dân… vậy mà Quốc hội lại phủi tay trước cái quyền thiêng liêng bị nhà nước “đóng băng” quá lâu như vậy!

Quả bóng Luật biểu tình đang trong chân ai?

Cần phải nói ngay rằng, luật biểu tình chưa được ban hành, người duy nhất chịu thiệt là người dân (vì quyền đó là quyền của người dân), chứ không phải Quốc hội, cũng không phải Chính phủ, lại càng không phải đảng, nếu không muốn nói rằng chính những cơ quan công quyền này muốn trì hoãn vô thời hạn quyền biểu tình.

“Trước vấn đề xin lùi dự án Luật biểu tình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Chính phủ (Chính phủ) ý kiến thế nào về vấn đề này? Tại sao cứ lùi mãi thế? Không làm được hay không chịu làm? Cứ bàn ra bàn vào mãi rồi… Quốc hội, BCT đã quyết định đưa vào chương trình rồi sao Chính phủ cứ lùi mãi…”. Tại sao Chủ tịch Quốc Hội (CTQuốc hội) Nguyễn Sinh Hùng gay gắt thế? Chính phủ là đối tượng bị chỉ trích. Pha “đá xoáy” của CTQuốc hội do ngẫu hứng, hay do động cơ nào? CT Nguyễn Sinh Hùng muốn “tỏa sáng” trước khi biết mình bị “thay ra nghỉ”? Ông muốn “để lại dấu ấn” suốt 5 năm “đá” tròn vai?

Sau khi đe: “…thời gian cho ý kiến để thông qua luật biểu tình Quốc hội đã thông qua. Nếu lùi thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội!”. CTQuốc hội lại hạ giọng: “Trình ra rồi mà không được thì Thường vụ Quốc hội có thể xin ý kiến Quốc hội không trình ra vì không đủ chất lượng. Nhưng đằng này lại không trình ra UB Thường vụ Quốc hội mà lại xin lùi…”. Nghĩa là, “mày” cứ trình ra đi, sao phải lo! Thích “lùi” thì được “lùi” chứ khó gì. “Tao” chỉ cần báo cáo Quốc hội là cái “trình ra” của “mày” chưa đủ chất lượng là OK ngay chứ khó gì?

Lần trước người trình luật biểu tình là Chính phủ, mà cụ thể là TT Nguyễn Tấn Dũng. Người “bác” hay “gác” lại là Quốc hội. Lần này, người “đòi” luật biểu tình phải được trình ra là Quốc hội, trong khi người xin lùi lại là Chính phủ, Bộ Quốc phòng.

Và một điều được ghi nhận là, dù ai đòi “trình”, ai đòi “hoãn”, thì cuối cùng, cái luật biểu tình, tức cái quyền lợi căn cốt của người dân vẫn tiếp tục bị/được trì hoãn. Đó là ý đảng (chắc chắn), nhưng không phải lòng dân.

Với người dân, có thể chưa phải “có biểu tình là có tất cả”, vì biểu tình chỉ như một trong ba cái “chân kiềng” thiết lập nên Quyền Lực Nhân Dân: Đó là Quyền biểu tình, Quyền lập hội và Quyền tự do báo chí. Nhưng rõ ràng thiếu một trong ba cái “chân” đó thì “kiềng” không đứng được. Vì vậy, đòi được quyền nào hay quyền nấy, và đòi càng sớm càng tốt.

Qua đây cũng thấy quyền của người dân thì người dân phải tự đứng lên đòi, bằng cách này hay cách khác, lâu dài, gian khổ… Hy vọng vào việc “trả nợ dân” một cách tự giác từ đảng, chính phủ, quốc hội là điều mơ tưởng.

Nguồn: Blog AnhBaSam

Admin
Admin

Posts : 49
Join date : 2017-02-14

https://sgnnews.board-directory.net

Back to top Go down

Back to top


 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum