SaiGonNhoWeekly
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Báo lá cải và Báo lề trái

Go down

Báo lá cải và Báo lề trái  Empty Báo lá cải và Báo lề trái

Post by Admin Wed Feb 15, 2017 9:44 am

Báo lá cải và Báo lề trái  Baolac10

Little Saigon có nhiều người Việt sanh sống bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, và cũng là nơi có nhiều báo chí nhất ngoài Việt Nam. Có lẽ trong làng báo ở đây chưa ai dám vỗ ngực xưng mình dám nói hết sự thật. Nhứt là dân làm báo chuyên nghiệp ! Trong nghề làm báo dù muốn hay không, cũng đôi lần phải “nói láo,” nói ba xạo, dù bản thân vẫn muốn giữ vững ngòi bút không bị bẻ cong, muốn tôn trọng sự thật.

Sợ gì mà nói xạo?

Sợ sự thật?

Báo chí chánh thức trong nước cũng sợ. Họ sợ đụng vô mấy chuyện nhạy cảm !

Ngày xưa thời Việt Nam Cộng Hòa, nói có mồ ma các nhà báo đối lập viết những bài vở chỉ trích chính quyền, họ cũng đưa ra nhiều hình ảnh “mị người đọc” để hợp lòng dân mà bán báo.

Còn người làm báo chỉ để kiếm ăn, nếu không thân chính quyền (gọi là báo gia nô) họ cũng không dám chống đối những tệ nạn, bê bối của chính quyền.

Tại sao gọi là viết lách? Viết thì phải biết lách. Đó là mưu mẹo của người làm báo chuyên nghiệp Saigon xưa!

Nhật báo Trắng Đen trước 1975 của Việt Định Phương, là tờ báo bấy giờ bị cho là báo “lá cải”.

Báo lá cải và Báo lề trái  Baolac11

Nhật báo Trắng Đen chuyên khai thác những tin loại xe cán chó, tin giật gân, loại tình tiền, tù tội… được mệnh danh là báo “4T”.

Đa số báo lá cải thường né chánh trị, mà hay tập trung vào xã hội.

Trắng Đen làm rùm beng và hô hào độc giả tham gia những công tác xã hội. Tổ chức cứu trợ đồng bào bị bão lụt miền Trung, quyên góp ủng hộ cô nhi, quỹ học bổng – giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học…

Họ còn tổ chức “Giải Kim Khánh” – nhằm tôn vinh giới nghệ sĩ.

Muốn bắt chước Trần Tấn Quốc tổ chức giải cải lương Thanh Tâm. Tiền bạc đều do độc giả đóng góp.

Đầu thập niên 1970, Sài Gòn rộ một tin đồn: Nhờ một ông thầy tướng số tu luyện trên núi Thất Sơn coi Ông Nguyễn Văn Thiệu có “chơn mạng Đế Vương” mà lên làm tổng thống. Đó là “ quỷ cốc tiên sinh” Huỳnh Liên. Ông “quỷ cốc tiên sinh” được mời về bóc quẻ ở nhật báo Trắng Đen, phụ trách trang bàn về những con “số đề”.

Tòa soạn Trắng Đen lúc đó dành riêng nửa trang để “Quỷ cốc tiên sinh” trả lời thư bạn đọc từ các nơi gửi về. Từ những anh phu xe xích lô, những người làm thợ hồ đến những chị mua gánh bán bưng, mấy bà nội trợ…, ở đâu người ta cũng bàn tán những con số đề. Ai thắng, ai thua ở đâu không biết, song báo Trắng Đen thì cứ tà tà tăng số lượng phát hành.

Hồi đó, ai cũng đều nhìn nhận rằng, Trắng Đen là một tờ báo “lá cải” – một tờ chuyên khai thác những chuyện hoang đường, yêu tinh ma quỷ, tình tiền tù tội – nhưng Trắng Đen lúc nào cũng có số phát hành cao nhất và rất thành công về mặt tài chính trong làng báo Sài Gòn thời ấy.

Năm 1972, trên Trắng Đen chạy một tít lớn “Một xì-căng-đan làm chấn động giới tân nhạc, điện ảnh – Mai Lệ Huyền giựt chồng”.

Loạt bài “giựt gân” này được chia ra nhiều kỳ. Số báo đầu tiên được giật cái tít thật hoành tráng: Ca sĩ Mai Lệ Huyền giựt chồng, vợ một đại úy không quân đang lên tiếng kêu cứu. Rồi bài thứ hai, thứ ba, thứ tư… viết về những tháng ngày khi cô còn là học sinh ở Trường Trung học Bình Long. Khai thác đời tư về những cuộc tình của Mai Lệ Huyền trước khi lấy nhạc sĩ Trần Trịnh như thế nào, “cặp bồ” với ca sĩ Hùng Cường ra sao, ai lăng xê cô ca sĩ này trở thành danh ca…?



Nói về hình thức, báo lá cải, là một loại báo có khổ giấy in nhỏ hơn so với loại báo xuất bản hàng ngày.

Báo lá cải có xu hướng khai thác các đề tài như các câu chuyện tội phạm, giật gân, liên quan đến giới nổi tiếng.

Tại Huê Kỳ, và nhiều nước từ lá cải đã trở thành đồng nghĩa với các tờ báo kém chất lượng. Tuy nhiên một số tờ báo khổ nhỏ nhưng có tiêu chuẩn chất lượng cao nhưng tự tuyên bố, tự gọi chính mình là báo khổ nhỏ – lá cải.

Làng báo Sài Gòn xưa dùng chữ “Báo Lá Cải” thì có thể do sao phỏng từ tiếng Pháp feuille de chou, mà nghĩa đen là “lá cải”. Nhưng vì đây là một hình thức sao phỏng cho nên hễ người Pháp hiểu nó như thế nào thì ta cũng phải theo mà hiểu đúng như thế.

Báo feuille de chou trong từ điển tiếng Pháp: bài báo, bài viết, tờ báo ít có giá trị.

Cớ sao người Việt mình lại chỉ gọi “lá cải” mà không gọi loại lá gì khác có hình dạng tương tự để gọi loại báo này ? Như báo Lá Tre, báo Lá Mít,…

Phải chăng ngoài chuyện mượn hình ảnh chiếc lá cải để mô phỏng khổ báo, người Saigon thuờ đó còn muốn nói đến cái giá trị: giải trí nhất thời, không có giá trị lâu dài, giống như chiếc lá cải “ sáng tươi chiều héo” như có người từng nhận định?



Giờ nói về Báo Lề Trái.

Gần đây xuất hiện thuật ngữ tương đối lạ: “Báo lề trái” để chỉ các trang web, blog phản biện với báo chí chính thống của Nhà nước Việt nam.

như Anh ba sàm, Dân làm báo, bauxiteVN, Huỳnh Ngọc Chênh…

Như báo Lá cải, “báo lề trái,” ra đời từ nhu cầu thực tiển cuộc sống

cần thông tin về các vấn đề chính trị, kinh tế – xã hội.

Việt nam có trên 900 cơ quan báo chí đóng vai trò của “chiến sỹ trên mặt trận thông tin” phản ánh chuyện Đảng và Nhà nước.

Báo lề trái thực sự là nhu cầu đối với một số đông người dân Việt.

Lề Trái nhiều khi còn là nơi cung cấp thông tin tư liệu, ý tưởng cho công chúng. Nói vậy thì Lề Trái không hoàn toàn là… vứt đi.

Các đài quốc tế BBC, VOA, RFA chuyên khai thác báo Lề Trái trong nước, vì người hải ngoại cũng thích các trang lề trái, vì nơi đây thường đi tin nhiều chiều mà báo “chính thống” không đưa vì tránh né không muốn gây “đụng chạm.”

Thí dụ, báo mạng lề trái Viet Studies nhắc đến câu hỏi về liên hệ của ban Việt ngữ của đài Á Châu Tự Do với đảng Việt Tân, bằng bài viết ngắn dưới đây:

“RFA và Việt Tân? Nguyễn Thanh Tú: Lời kêu gọi để xin thêm thông tin quan hệ giữa RFA và Việt Tân (TTHN 23-2-16)

Tôn trọng tính thông tin đa chiều và để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trân trọng đăng “Lời kêu gọi để xin thêm thông tin về quan hệ giữa RFA và Việt Tân,” do ông Nguyễn Thanh Tú con trai của cố ký giả Đạm Phong gửi tới từ Houston, Texas, USA, để bạn đọc xa gần tham khảo và chia sẻ.

Rồi trích nguyên văn lá thư kêu gọi của ông Nguyễn Thanh Tú:

“Cách đây hai tuần, tôi ngỏ lời kêu gọi quý vị trong cộng đồng giúp đỡ việc xác định quan hệ giữa RFA và Việt Tân. Đến nay nhiều người đã gởi cho tôi các thông tin hữu ích. Các thông tin này xác định được rằng ông Nguyễn Văn Khanh, Giám Đốc Chương Trình Việt Ngữ của RFA, rõ ràng đã vi phạm nhiều điều lệ của RFA.

Thứ nhất, một thông tín viên RFA không được cùng lúc phục vụ cho các tổ chức truyền thông khác nếu như không chứng minh được rằng sẽ không xảy ra tình trạng mâu thuẫn lợi ích và phải được sự chấp thuận trước của RFA.

• Trong bao năm qua Ông Khanh được trả tiền như một phóng viên cho Saigon Broadcasting Television Network, SBTN. Xem: http://i1os.com/?jTHH0o9sFhk.video

• Ông Khanh đã tham gia nhiều buổi huấn luyện cho phóng viên của SBTN. Xem:http://www.sbtn.tv/vi/tin-cong-dong-hai-ngoai/sbtn-chuc-khoa-huan-luyen-phong-vien-ngan-han.html

• Ông Khanh vẫn là phóng viên được trả tiền cho báo Người Việt và một số báo tiếng Việt địa phương, và thường xuyên viết bài cho họ. Xem: http://songnews.net/a1153/anh-vu-anh-va-toi

• Ông Khanh đã nhận thù lao để làm chương trình cho một số đài phát thanh tiếng Việt.

Thứ hai, thông tín viên RFA phải giữ độc lập đối với bất kỳ đảng phái chính trị, nhóm đối lập, tổ chức lưu vong, hoặc đoàn thể tôn giáo tại các nước mà RFA phổ biến tin tức và thông tin, cũng như không được ủng hộ những quan điểm chính trị có tính cách thoả hiệp hoặc được coi là ảnh hưởng đến tính khách quan hay vô tư của RFA…”

Thư còn rất dài, liệt kê nhiều điều mà tác giả lá thư cáo buộc trưởng ban Việt ngữ của đài Á Châu Tự Do. Những điều cáo buộc này có đúng không, báo lề trái Viet Studies không phê bình, chỉ đưa ra sự kiện.



Nói về báo chí Việt hải ngoại.

Báo chí tiếng Việt quận Cam ra đời do nhu cầu chánh trị của người Việt tị nạn Cộng Sản. Báo chống Cộng được ưa chuộng.
Dần theo thời gian báo chí truyền thông Việt ngữ vì nhu cầu phải tồn tại và tự nhiên, không ai dạy ai, người làm báo có khuynh hướng thương mại hóa truyền thông.

Và nay nhìn lại hệ thống báo chí ở đây hầu như lão hóa theo thời gian. Truyền thông Việt ngữ biến mình thành Ông Bình Vôi- sống lâu nhỏ miệng….

Che tai bịt mắt trước những tiêu cực trong cộng đồng:

Như chuyện có hai ba tổ chức có tên “Cộng Đồng” trong cùng một cộng đồng. Hai tượng đức Thánh Trần. Hai hội chợ Tết. Chuyện một vị dân cử đứng ra tổ chức hội chợ, mang danh là hội chợ cộng đồng, nhưng hội chợ không có nội dung cộng đồng gì ấn tượng lắm, ngoại trừ hình ảnh và những bảng lớn có tên của… vị dân cử. Nhưng những chuyện này không tờ báo “chính thống” nào nói tới.

Một Thơ Ký tòa soạn nói như giỡn: “tránh vấn đề nhạy cảm…”
Vùng nhạy cảm trong nước là đảng cộng sản. Nhậy cảm bên ngoài là gì?


Trong buổi ra mắt tác phẩm “Những Mùa Xuân Trở Lại” nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh có ý kiến người làm báo hải ngoại phải vô tư, phải nói sự thật, không bịa đặt, không bóp méo sự thật.

Theo ông thì trước nhất người làm báo phải có lòng!

The NewYorker cho biết, tin đồn về việc Hillary Clinton ngoại tình bùng phát lần đầu tiên vào năm 1984 tại dinh Thống đốc, vào nhiệm kỳ II của Bill. Tuy nhiên, trên thực tế, mối quan hệ ngoài luồng này đã diễn ra từ trước đó rất lâu. Dường như, Bill Clinton vô sinh.

Người làm Báo lá cải và Báo lề trái không biết họ có lòng không hả lão tiền bối Sơn Điền ?

Liên lạc: tranvnamphong@gmail.com

Admin
Admin

Posts : 49
Join date : 2017-02-14

https://sgnnews.board-directory.net

Back to top Go down

Back to top


 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum